[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
1. Tác hại khôn lường của cao răng bạn cần biết
Khi việc chăm sóc răng miệng không được tốt thì những hỗn hợp tích tụ trong mảng cao răng đặc biệt nguy hiểm cho răng và các tổ chức quanh răng. Độc tố của vi khuẩn trong cao răng có thể gây ra phản ứng viêm cho răng tại vị trí bám.
Những phản ứng này nguy hiểm đến mức có thể làm tiêu xương ổ răng, khiến lợi mất chỗ bám. Vì thế về lâu dài chân răng càng lộ rõ khiến răng cảm giác bị dài ra và lợi tụt xuống. Tất cả những dấu hiệu này đều dẫn đến một nguy cơ là răng yếu đi dần dần dẫn đến hỏng không phục hồi được.
Cao răng bám lâu ngày không được làm sạch là môi trường để vi khuẩn sinh sôi và hoạt động mạnh trong khoang miệng tạo ra mùi hôi khó chịu. Chưa kể đến màu sắc của cao răng có thể làm răng trở nên mất thẩm mỹ. Chúng còn là nguyên nhân chính dẫn đế các bệnh viêm nướu, viêm quanh răng, sâu răng,…
2. Lấy cao răng có tốt không, có an toàn không?
Bởi những tác hại này mà có thể khẳng định lấy cao răng tốt cho sức khỏe răng miệng. Bạn có thể yên tâm với thắc mắc lấy cao răng tốt hay không rồi nhé.
Nếu lấy cao răng có tốt không vẫn còn là thắc mắc của bạn, sau đây sẽ là những tác dụng mà lấy cao răng đem lại để bạn hết băn khoăn:
♦ Trả lại hàm răng trắng sáng
Cao răng có màu vàng xỉn hoặc màu đen, khi cao bám vào răng gây mất thẩm mỹ thì việc lấy sạch cao răng sẽ trả lại hàm răng trắng sáng vốn có cho bạn, giúp nụ cười của bạn được trọn vẹn.
♦ Ngăn ngừa một số bệnh răng miệng
Lấy cao răng có tốt không khi mà cao răng là nguyên nhân chính gây viêm nướu, viêm nha chu, làm răng lung lay, tụt nướu? Một khi cao răng được loại bỏ đồng nghĩa vi khuẩn không còn nơi để trú ẩn giúp bệnh lý thuyên giảm, không còn triệu chứng đau nhức răng, sưng lợi hay chảy máu chân răng nữa.
♦ Giảm thiểu tình trạng hôi miệng
Vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng sẽ gây cho hơi thở có mùi hôi, cao răng được lấy sạch, loại bỏ vi khuẩn vì thế giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
3. Lấy cao răng siêu âm làm sạch sâu, không gây đau nhức
Lấy cao răng có tốt không? Về cơ bản thao tác lấy cao răng không ảnh hưởng gì đến răng, nếu bạn có cảm giác bị ê buốt thì nghĩa là bác sĩ lấy cao răng sai kỹ thuật, điều này có thể gây chảy máu, đau nhức trong quá trình thực hiện và ê buốt răng về sau này.
Thêm vào đó là phương pháp lấy cao răng siêu âm còn có thể đánh bay mảng bám cứng đầu một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng với những ưu điểm đáng kể sau:
+ Làm sạch sâu cao răng trên bề mặt và cả ở dưới nướu mà không cần tách nướu.
+ An toàn chính xác không gây đau nhức, chảy máu.
+ Hỗ trợ kéo dài thời gian tái bám của cao răng.
Lấy cao răng thường xuyên trong khoảng từ 3 – 6 tháng là bình thường. Sau 6 tháng là quá thời gian cho phép, nhưng nếu sau 6 tháng mà vẫn chưa có cao răng thì không thiết phải thực hiện lấy cao răng.
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà nha sỹ có thể chỉ định lấy cao răng khi nào. Việc lấy cao răng quá thường xuyên cũng không có lợi cho sức khỏe răng miệng và có thể xâm lấn đến nướu. Tốt hơn là khoảng 3 tháng, bạn nên đi kiểm tra răng miệng để tiến hành làm sạch cao răng cũng như phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.