[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
Trước hết, xin khẳng định với bạn là việc mài răng sứ không lấy tủy mà vẫn phục hình răng thành công, đáp ứng được cả hai yêu cầu chức năng và thẩm mỹ được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật làm răng sứ của phòng nha và y đức của bác sỹ.
Để làm răng sứ, bạn buộc phải trải qua mài răng. Thường thì sẽ mài hết lớp men răng bên ngoài và không phạm đến ngà răng. Cũng có nghĩa là sẽ không phạm đến tủy. Nếu kỹ thuật làm răng sứ đảm bảo được vấn đề này thì có thể yên tâm. Nhưng nếu tỷ mài răng mà phạm vào ngà răng thì việc chữa tủy sẽ là bắt buộc. Tác động đến tủy răng điều mà các chuyên gia phục hình khuyến cáo nên kiểm soát tối đa. Tốt hơn hết là mài răng sứ làm sao để người phục hình không phải trải qua chữa tủy.
Tủy răng là nguồn sống, nuôi dưỡng răng, mang đến cho răng khả năng cảm nhận được thức ăn, nhiệt độ, lực nhai và nhiều kích thích khác. Không có tủy, răng sẽ dễ bị giòn cứng, dễ vỡ, sức nhai suy giảm theo thời gian. Bởi vậy, muốn răng chắc khỏe dài lâu cần phải duy trì được tủy răng.
Những chiếc răng bọc sứ vốn đã bị mất men thì nên bảo tồn tủy răng tối đa nếu tủy không có dấu hiệu viêm. Răng đã bị mài men mà còn mất tủy răng thì sẽ càng suy yếu nhanh hơn và sau một khoảng thời gian sẽ không đủ sức để nâng đỡ mão răng sứ để phục vụ cho ăn nhai được nữa.
Tại nha khoa, vấn đề mài răng bọc sứ cũng luôn chú trọng đến việc bảo tồn tủy răng và ngà răng tối đa. Chỉ trong trường hợp răng bể vỡ lớn đã phạm đến ngà và tủy răng, hoặc tủy bị viêm mới bắt buộc phải tiến hành chữa tủy để bọc răng sứ. Tất cả các trường hợp khác đều hạn chế lấy tủy.
Hơn nữa, việc bọc răng sứ tại Nha khoa luôn được ứng dụng theo công nghệ Răng sứ CT 5 chiều hiện đại. Công nghệ này không chỉ mang lại giá trị khôi phục thân răng sứ trùng khớp và chuẩn xác với răng thật về màu sắc, tỷ lệ, kích cỡ, các gờ rãnh mà còn có ý nghĩa bảo tồn răng tối đa. Không chỉ tủy răng được bảo tồn mà cả ngà răng cũng được bảo tồn, tỷ lệ mài men tối thiểu.
1. Bọc răng sứ có đau không?
Về mặt kỹ thuật, bọc răng sứ dù trước kia hay theo cách mới đều cần phải qua các bước cơ bản. Việc mài cùi răng thật để làm trụ đỡ cho chụp răng sứ là bắt buộc. Xong mài theo tỷ lệ nào chỉ có bác sỹ mới có thể quyết định trên tinh thần hạn chế tối đa xâm lấn răng thật và làm sao giải quyết được câu hỏi bọc răng sứ có đau không là vấn đề nan giải.
Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ lo lắng khi lựa chọn chính xác địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi, công nghệ bọc răng sứ tiên tiến.
Theo chuyên gia răng sứ, với công nghệ bọc răng sứ CT 5 chiều hiện đại khi áp dụng sẽ sử dụng máy mài tự động cực nhẹ nhàng, không giống kiểu mài thủ công vào răng như trước kia nên tiết kiệm được thời gian cho mỗi ca bọc răng cũng như hạn chế cảm giác ê buốt. Kỹ thuật này giảm thiểu được ma sát lên răng trong thời gian dài nên cảm giác “bị mài răng” của bệnh nhân sẽ được rút ngắn tối thiểu.
Xem thêm
>>Chi phí bọc sứ: http://benhvienranghammatsaigon.vn/boc-rang-su-gia-bao-nhieu.html
>>Mặt dán sứ: http://benhvienranghammatsaigon.vn/mat-dan-su-veneer.html
2. Làm răng sứ có gây nên biến chứng nào không?
Kỹ thuật bọc răng sứ về cơ bản là tạo ra một chụp răng bọc lên trên cùi răng thật. Yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi:
Mô răng thật và mô răng sứ sát khít, viền lợi đẹp, ôm quanh chân răng, hồng hào. Công nghệ bọc răng sứ CT 5 chiều cho phép lấy dấu răng chính xác đến từng vi điểm cả 5 mặt răng, giúp răng sứ trùng khớp với mô răng thật.
Răng sứ có hình thể đẹp vừa vặn với khoảng trống giữa 2 bờ răng bên cạnh răng cần bọc sứ, cùi răng thật vẫn khỏe mạnh không mắc bệnh về tủy răng. Điều này phụ thuộc vào kỹ thuật viên chế tác răng sứ tại nha khoa đó.
Đồng thời chất liệu chụp răng nên là sứ không kim loại như răng sứ E.Max, Cercon.
Khi đó kỹ thuật bọc răng đảm bảo tốt, thì các vấn đề biến chứng có thể loại trừ, giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không cộm cấn khó chịu khi ăn nhai.
3. Bọc răng sứ có gây chảy máu?
Bọc răng sứ không gây chảy máu bởi việc này chỉ tác động tới phần cứng của răng, không tổn thương tới các tổ chức quanh răng, đặc biệt là lợi (nướu). Bởi vậy, việc bọc răng sứ bị chảy máu chỉ có thể xảy ra khi kỹ thuật thực hiện không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến phần chân răng và lợi quanh răng.
Trong những trường hợp phức tạp do răng bạn bị tổn thương nặng tới chân răng như bị sâu, viêm tủy hay viêm chóp răng, buộc bác sỹ phải tiến hành hỗ trợ điều trị trước thì việc phải tác động tới vùng lợi mới xảy ra. Khi đó, có thể chảy máu nhưng với lượng rất ít và sẽ được cầm máu ngay tức thì.